Cho bé ăn dặm đúng cách luôn là vấn đề khá “đau đầu” của các bà mẹ khi con bắt đầu vào “công cuộc” ăn dặm. Bởi trẻ ăn dặm đúng giai đoạn không chỉ giúp bé phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí não mà còn giúp mẹ gạt bỏ nỗi lo “ăn dặm là cuộc chiến”. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây của Memit.vn sẽ hướng dẫn mẹ cho bé ăn dặm đúng cách giúp con khỏe mẹ nhàn. Cùng theo dõi nhé!
Thời gian cho bé ăn dặm là khi nào? Từ tháng thứ mấy?
Việc quyết định thời điểm cho bé ăn dặm có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, thói quen ăn uống và sức khỏe của bé. Cơ thể bé sẽ không được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết nếu bé ăn dặm quá trễ. Ngược lại, ăn quá sớm cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Chính vì thế, chọn đúng thời điểm là bước đầu tiên và quan trọng nhất mà các mẹ cần chú ý.
Bé trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để các mẹ cho bé ăn dặm, và kết thúc ở tháng thứ 24. Bởi lúc này, bé tăng trưởng mạnh mẽ, đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng tăng lên. Sữa mẹ khi ấy không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ, nhất là sau 6 tháng, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày. Trong khi đó, trẻ cần tới 700 kcal/ngày cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản và sự phát triển của cơ thể.
Bé ăn dặm ngày mấy lần?
Thực hiện cho trẻ ăn dặm sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn. Tuy nhiên, số lần bé ăn dặm trong 1 ngày sẽ dựa vào sự phát triển của trẻ, và có thể dựa vào một số khuyến cáo chung như sau:
- Khi trẻ ngồi chưa vững thì có thể cho trẻ ăn 2 đến 3 lần/ngày và sử dụng các loại thức ăn đã được nghiền, xay nhuyễn, dầm nát.
- Khi trẻ ngồi vững được có thể ăn 2 đến 3 lần/ngày với những loại thức ăn gần tương tự với thức ăn của gia đình. Và thức ăn bé ăn dặm sẽ được sử dụng dầm mềm, không có cục.
- Khi bò được, trẻ nên ăn từ 3 đến 4 lần/ngày và thức ăn được sử dụng cho trẻ tương tự với bữa ăn của gia đình. Thức ăn có thể được dầm mềm, với cục nhỏ hoặc thức ăn giòn, tan trong miệng bé khi cắn.
- Khi bé đi được, các mẹ nên cho bé ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Thức ăn của bé ở giai đoạn này có thể to hơn một chút để bé có thể cắn được, thức ăn có nhiều dạng khác nhau, sử dụng thức ăn cắt miếng bằng một miếng cắn của bé.
Các phương pháp ăn dặm cho bé hiệu quả nhất hiện nay
Ngày nay có rất nhiều phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách, hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
Ăn dặm truyền thống
Ăn dặm truyền thống là phương pháp rất phổ biến với các mẹ Việt Nam. Khi bắt đầu ăn dặm, bé sẽ ăn bột xay chung với các loại thực phẩm khác. Đến khi mọc răng, bé sẽ đổi sang ăn cháo kèm thức ăn xay nhuyễn.
Ưu điểm:
- Thức ăn xay nhuyễn giúp bé dễ tiêu hóa
- Không mất nhiều thời gian chế biến, phù hợp với những mẹ bận rộn
- Có thể cho bé ăn với khẩu phần nhiều ngay từ lúc mới tập ăn.
Nhược điểm:
- Bé không cảm nhận được mùi vị và mẹ khó phát hiện được bé dị ứng với loại thức ăn nào.
- Có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thức ăn thô của bé, không tập được phản xạ nhai cho bé.
Ăn dặm kiểu Nhật
Với phương pháp này, các mẹ sẽ cho bé ăn dặm ngay với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10. Bé ăn theo chế độ này sẽ được ăn cháo loãng kết hợp cùng các loại thực phẩm khác nhau, hương vị được giữ nguyên bản với độ thô tăng dần theo từng thời điểm thích hợp. Đồng thời, các loại thức ăn của bé sẽ được để riêng, không trộn lẫn.
Ưu điểm:
- Khả năng ăn thức ăn thô của bé sớm hơn và tập kỹ năng nhai – nuốt tốt hơn.
- Giúp bé khám phá hương vị từng món ăn.
- Tạo thói quen ngồi ăn giúp bé ăn được nhiều và tập trung hơn, nâng cao kỹ năng tự lập cho bé
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian và công sức để dạy bé ngồi và bé cầm thìa
- Mẹ sẽ tốn nhiều thời gian để chế biến riêng biệt từng loại thức ăn.
>>> Xem ngay: Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật hiệu quả
Ăn dặm chỉ huy
Phương pháp ăn dặm này sẽ cho bé được tự quyết định quá trình ăn của mình ngay từ đầu. Các mẹ chỉ chọn loại đồ ăn và bé là người sẽ quyết định cách ăn cũng như khối lượng thức ăn.
Phương pháp ăn dặm chỉ huy có đặc điểm cơ bản như: bé có thể ngồi cùng bàn và ăn chung với cả nhà, bé tự ăn và ăn thô như người lớn, được tự chọn những gì bé thích bằng cách bốc và cầm nắm.
Ưu điểm:
- Giúp bé làm quen với từng loại thực phẩm nhanh hơn và ít tốn kém hơn .
- Giúp bé ăn một cách tự nhiên và phát triển kĩ năng kiểm soát thức ăn, kỹ năng nhai cho bé.
- Định hình và phát triển thói quen ăn uống độc lập từ sớm.
Nhược điểm:
- Không kiểm soát được chất dinh dưỡng và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé
- Bé dễ bị hóc đồ ăn.
Thực đơn cho bé ăn dặm từ 6 tháng – 9 tháng
Nếu các mẹ đang phân vân không biết nên xây dựng thực đơn cho bé 6 – 9 tháng như thế nào thì hãy cùng tham khảo ngay phần nội dung tiếp theo nhé.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi còn non nớt, tuyến nước bọt chưa đủ Enzim để tiêu hóa được hết các loại thực phẩm, nên mẹ cần cho bé làm quen từ loãng rồi đặc dần. Mẹ có thể bắt đầu bằng 1 – 2 thìa bột với lượng nước sao cho đặc như nước cơm rồi tăng dần lên sau 3-4 hôm ½ thìa.
Ngoài ra, do hệ tiêu hóa còn yếu nên mẹ không cho bé ăn quá nhiều sẽ làm cho bé dễ bị rối loạn tiêu hóa. Hãy cho bé tập quen với bột ngọt trước rồi sau đó mới tới bột mặn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, phát triển tốt mẹ nên tham khảo:
- Cháo cà rốt nghiền
- Súp sữa bí đỏ
- Cháo rau chân vịt
- Súp khoai tây sữa
- Khoai lang nghiền
- Đậu hà lan nghiền
- Bơ trộn sữa mẹ
- Cháo trắng – Hạt sen nghiền
- Cháo trắng – Cải bó xôi– Kiwi hấp
- Cháo trắng – Ngô ngọt hấp – Cà rốt hấp
- Cháo đậu que – Táo hấp nghiền
- Cháo măng tây – Bơ dầm sữa mẹ
- Chuối trộn sữa
- …..
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài 700 – 800ml sữa mẹ hoặc sữa công thức thì thực đơn cho trẻ 7 tháng cần duy trì từ 2 đến 3 bữa chính mỗi ngày. Mẹ nên thay đổi món cho con thường xuyên để tránh con bị nhàm chán. Sau 19 giờ, mẹ nên cho trẻ uống sữa để tránh trẻ bị đói về đêm.
Để thay đổi khẩu vị cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ ăn các loại rau củ luộc nhừ một chút, để trẻ dần làm quen với các món ăn và tập mút, cắn, cầm nắm thức ăn.
Thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi tăng cân nhanh chóng:
- Bột thịt lợn rau ngót
- Bột tôm rau cải ngọt
- Bột thịt lợn rau chùm ngây
- Cháo chim bồ câu và ngô ngọt
- Bột gà cà rốt
- Bột đậu phụ lòng đỏ trứng gà
- Bột tôm khoai mỡ
- Cháo thịt bò
- Cháo cá quả
- ….
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
8 tháng tuổi là giai đoạn mà nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đã cao hơn so với những tháng tuổi đầu đời. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ, các mẹ cần chú ý cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết qua các bữa ăn dặm để hỗ trợ cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Mẫu thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân mẹ nên tham khảo:
- Cháo thịt heo nấm rơm
- Cháo thịt gà nấm hương
- Cháo thịt heo rau cải ngọt
- Cháo tôm rau dền
- Cháo cá cà rốt
- Cháo cá lóc khoai lang
- Súp thịt bò bí đỏ
- Trái cây (xoài, chuối, bơ,…) xay cùng sữa chua
- ….
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi cần phải chứa đủ 4 nhóm đinh dưỡng sau: Tinh bột có trong gạo, mì, ngô, khoai…. Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua… Chất béo có trong dầu ăn, các loại rau giúp cung cấp vitamin, sắt, chất xơ. Các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể.
Mẹ nên cho bé ăn đủ cả phần cái và phần nước hầm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ qua những món ăn sau:
- Cháo cá hồi bí đỏ
- Cháo gan gà khoai lang
- Cháo cua cà rốt
- Cháo tôm + cải bó xôi
- Cháo thịt gà bí đỏ, đậu hà Lan
- Cháo trứng khoai lang
- Cháo tim hầm khoai tây, cà rốt và rau cải ngọt
- ….
Hỏi – Đáp 1 số câu hỏi của các mẹ khi cho bé ăn dặm
Ngoài những thông tin trên, chắc hẳn có không ít mẹ thắc mắc về một số vấn đề khác trong việc cho bé ăn dặm đúng cách. Cùng Memit.vn giải đáp một số câu hỏi sau đây nhé.
Bé ăn dặm cần chuẩn bị những gì?
Các mẹ có thể tham khảo các đồ dùng cần thiết dưới đây khi bắt đầu cho bé ăn dặm đúng cách:
- Ghế ăn dặm
- Yếm ăn
- Bát ăn và thìa, đĩa silicon
- Nồi nấu cháo cho bé
- Máy xay, bộ dụng cụ rây – nghiền thức ăn
- Hộp – khay lưu trữ đồ ăn
- Ghế tập ăn
- Máy xay ăn dặm
Bé 4 tháng ăn dặm được không?
Tổ chức y tế thế giới WHO khuyên rằng nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Vì thế, các mẹ không nên bắt đầu ăn dặm cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Bởi có nhiều rủi ro về việc cho trẻ ăn dặm sớm liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe lâu dài của trẻ.
Theo chuyên gia, trẻ 4 tháng ăn dặm có thể mất đi cơ hội hấp thu dưỡng chất dồi dào từ nguồn sữa mẹ. Không có thức ăn đặc nào có thể đáp ứng được nhu cầu của trẻ sơ sinh hơn sữa mẹ. Bên cạnh đó, cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng thực phẩm và các vấn đề sức khỏe khác…
Trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không?
Sau mỗi bữa ăn dặm, khoang miệng của bé sẽ còn sót lại các mảnh vụn thức ăn tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây hôi miệng, sâu răng. Khi mẹ cho bé uống nước, dòng chảy của nước đi vào khoang miệng bé sẽ làm trôi đi các mảnh vụn thức ăn đến dạ dày, làm sạch khoang miệng cho con.
Ngoài ra, việc cho bé uống nước sau khi ăn dặm cũng rất tốt cho vị giác của bé, giảm nôn trớ sau khi ăn dặm và ngăn ngừa táo bón ở trẻ.
Tuy nhiên, theo hnọc viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mẹ nên cho bé uống nước khi bé được 6 tháng tuổi. Mẹ chưa nên cho bé uống nước trắng thông thường mà chỉ nên cho uống một chút sữa mẹ hoặc sữa công thức sau khi ăn dặm. Bởi uống nước trắng sau ăn làm loãng nồng độ dinh dưỡng, khiến bé thiếu năng lượng hoặc gây mất cân bằng điện giải do làm giảm nồng độ Natri, Kali,… trong máu.
Bé không chịu ăn dặm mà chỉ bú mẹ phải làm sao?
Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chỉ bú mẹ, các mẹ cần lưu tâm đến những vấn đề sau:
- Giảm dần số lần bé bú mẹ trong ngày. Các mẹ hãy tính 1 bữa ăn bằng 2 cữ bú mẹ để điều chỉnh số lượng cho hợp lý.
- Không “chiều” theo sở thích ti mẹ của bé. Nếu bé chê bột, hãy kiên nhẫn đợi 15-30 phút sau, khi bé thực sự muốn ăn.
- Cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi: giai đoạn ăn bột (6-9 tháng), giai đoạn ăn cháo (9-24 tháng), giai đoạn ăn cơm (sau 24 tháng).
- Cho trẻ ăn dặm đúng cách. Nguyên tắc ăn bổ sung cho bé là phải chế biến bột hoặc cháo từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. Đồng thời, phải có thời gian để bé thích nghi với các món ăn mới.
- Thay đổi thực đơn liên tục, cho bé ăn đa dạng thực phẩm. Bột ăn dặm của bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất quan trọng: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các nhóm chất dinh dưỡng này cần được sử dụng một cách cân bằng, không thừa không thiếu.
Trẻ ăn dặm đi ngoài như thế nào là bình thường?
Số lần đi đại tiện của trẻ ăn dặm sẽ thay đổi theo từng thời kỳ ăn dặm. Cụ thể, thay vì đi ngoài khoảng 3 – 4 lần/ngày như trước, thì bé có thể đi khoảng 1 – 2 lần/ngày hoặc cũng có ngày không đi lần nào.
Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn phải tập làm quen với phương pháp ăn dặm mới. Vì thế, trẻ thường có hiện tượng phân sống (tức là ăn gì thì sẽ đi ngoài ra thứ đó). Độ rắn hay lỏng, màu sắc phân của bé khi ăn dặm cũng phụ thuộc vào đồ ăn hôm trước của trẻ. Vì vậy, mẹ kông nên quá lo lắng nếu trẻ đi ngoài phân xanh. Ngoài ra, phân trẻ ăn dặm cũng không mịn như khi bé bú sữa mẹ hoàn toàn.
Bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao?
Phòng tránh trẻ ăm dặm bị táo bón, các mẹ có thể áp dụng những mẹo nhỏ nhưng vô cùng đơn giản sau đây:
- Cho trẻ uống đủ nước
- Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn
- Pha sữa đúng tỷ lệ
- Mát xa bụng cho trẻ
- Tập thói quen đi vệ sinh hằng ngày
>>> Có thể các mẹ quan tâm: Bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao? [Nguyên nhân và cách xử lí]
Bé ăn dặm bị tiêu chảy thì xử lí thế nào?
Đối với trường hợp bé ăn dặm bị tiêu chảy do đường ruột bị kích ứng với lượng đường có trong sữa và thức ăn, hoặc do chế độ ăn chưa phù hợp. Các mẹ nên điều chỉnh lại dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và nhu cầu ăn của bé.
Đồng thời, sử dụng men vi sinh bổ sung các chủng lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khắc phục tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân bất thường.
Còn đối với tình trạng bé ăn bột bị tiêu chảy cấp, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, các bệnh viện để bác sĩ có thể khám và biết được tình trạng của trẻ như thế nào. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được các biện pháp, cách hỗ trợ điều trị tốt nhất, kịp thời nhất.
Như vậy, bài viết trên đây của Memit.vn đã hướng dẫn mẹ cho bé ăn dặm đúng cách và hiệu quả, giúp bé phát triển tốt nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho các mẹ. Ngoài ra, nếu còn điều gì thắc mắc, mẹ hãy để câu hỏi bên dưới để được giải đáp sớm nhất nhé. Cám ơn các mẹ đã quan tâm!
Để lại bình luận, đánh giá cho bài viết này