Khi con được 9 tháng tuổi thì đây là một cột mốc quan trọng trong quá trình ăn dặm. Bởi đây là thời điểm vàng để các con tập nhai với sự xuất hiện của những chiếc răng sữa đầu tiên. Nếu các mẹ không nắm bắt và thay đổi thực đơn cho phù hợp với sự thay đổi này của con sẽ làm cho các con trở nên biếng ăn và bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để tập nhai. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm và cách lên thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi giúp tăng cân, phát triển toàn diện.
Đọc thêm:
Lượng dinh dưỡng cần thiết có trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp là việc vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ. Vì vậy, việc hiểu rõ được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong từng giai đoạn và bổ xung phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đối với những trẻ được 9 tháng tuổi thì bên cạnh lượng sữa mẹ nhất định trẻ cần được bổ xung chất dinh dưỡng qua các bữa ăn.
Trong thực đơn ăn dặm 1 bữa của bé từ 9 tháng cần được đáp ứng đầy đủ các nhóm chất là tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khẩu phần ăn cho trẻ từ 9 tháng tuổi sẽ gồm 3 bữa chính và ít nhất 2 bữa phụ với đầy đủ các chất dinh dưỡng như sau:
- Trung bình 1 ngày cho trẻ uống từ 500 – 700ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Thực đơn trong 3 bữa chính có thể luân phiên thay nhau như cơm nát, bột và cháo. Thành phần trong mỗi bữa ăn đảm bảo có đầy đủ thit cá và rau xanh. Trong đó lượng dinh dưỡng cần thiết có trong bữa ăn gồm 90 gam gạo tẻ trắng, 60 – 90 gam thịt, cá (chất đạm) và 15 gam rau xanh, trái cây.
- Thực đơn trong các bữa phụ sẽ là những thực phẩm dễ tiêu hoá như hoa quả, sữa chua, sữa công thức…
Bé 9 tháng tuổi có nhu cầu ăn nhiều hơn trước
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng giúp bé phát triển toàn diện theo các phương pháp
Phương pháp truyền thống
Thực đơn 1: Cháo thịt bò khoai tây
Nguyên liệu:
- Cháo đã ninh nhừ
- Thịt bò tươi
- Khoai tây.
Cách chế biến:
- Thịt bò băm nhỏ
- Khoai tây rửa sạch, bỏ vỏ mang đi hấp chín rồi nghiền nát
- Cháo đun sôi rồi cho thịt bò bằm, khoai tây vào khuấy đều. Cho thêm 1 chút dầu oliu vào cháo.
Thực đơn 2: Cháo cá hồi cải bó xôi
Nguyên liệu:
- Cháo đã ninh nhừ
- Cá hồi tươi
- Rau cải bó xôi
- Hành khô, dầu mè
Cách chế biến:
- Cá hồi rửa sạch ngâm với sữa tươi không đường 15 phút để khử tanh. Sau đó mang đi hấp chín, bỏ da và xương.Cá hồi chín thì nghiền nát.
- Cải bó xôi rửa sạch băm nhỏ
- Phi thơm hành khô sau đó cho cá hồi vào đảo đều.
- Cho hỗn hợp cá hồi vừa đảo vào cháo đun sôi rồi cho cải bó xôi vào. Khuấy đều đến lúc chín rồi cho 1 ít dầu mè vào.
Ăn dặm truyền thống được nhiều người lựa chọn cho bé 9 tháng tuổi
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Thực đơn 1: Thịt cá trắng nấu rau cải và trứng
Nguyên liệu:
- 50g cá thịt trắng
- 2 cây rau cải
- ½ lòng đỏ trứng gà
- 45ml nước dashi
Cách chế biến:
- Cá thịt trắng làm sạch rồi đem đi hấp chín, bỏ da và xương.
- Rau cải nhặt sạch, luộc chín, thái nhỏ
- Lấy 45ml nước dashi đun sôi rồi cho cá, rau cải vào đun sôi trở lại rồi cho ½ lòng đỏ trứng vào khuấy đều cho tới chín.
Thực đơn 2: Mì udon sốt thịt heo
Nguyên liệu:
- Hành tây 7g
- Thịt heo tươi 15g
- Cà chua
- Nước dashi 50ml
- Mì udon 60g
Cách chế biến:
- Hành tây và thịt heo rửa sạch, băm nhỏ
- Cà chua rửa sạch, luộc qua rồi bỏ vỏ bỏ hạt lấy phần thịt làm nước sốt cà chua.
- Cho nước daish lên bếp đun sôi rồi cho hành tây, thịt băm vào đun nhỏ lửa 1 phút. Sau đó cho sốt cà chua vào trộn đều, tắt lửa. Mì udon cắt ngắn khoảng 2cm rồi cho vào trộn đều.
Một thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm blw
Thực đơn 1: Cơm nắm, măng tây, cá hồi áp chảo, bí đỏ hấp
Nguyên liệu:
- Cơm trắng
- Măng tây, bí đỏ
- Thịt cá hồi tươi
Cách chế biến:
- Cơm trắng nắm thành các hình nhỏ ngộ nghĩnh
- Măng tây, bí đỏ rửa sạch, bí đỏ cắt miếng bằng đầu ngón tay, măng tây bẻ ngắn bằng với chiều dài của miếng bí đỏ. Có thể mang đi luộc hoặc hấp chín.
- Cá hồi rửa sạch ngâm với sữa tươi không đường 15 phút để khử mùi tanh. Sau đó thái miếng rồi đem đi áp chảo.
Thực đơn 2: Cá diêu hồng sốt cam, khoai tây rán, cơm nắm, củ cải luộc.
Nguyên liệu:
- Cơm trắng
- Cá diêu hồng
- Nước cốt cam
- Khoai tây, củ cải
Cách chế biến:
- Cá diêu hồng làm sạch, bỏ xương và da rồi đem đi hấp chín. Sau khi hấp chín cho ra điã rồi tưới sốt cam lên.
- Khoai tây, củ cải trắng rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng bằng đầu ngón tay.
- Khoai tay mang đi rán chín, còn củ cải có thể hấp hoặc luộc.
- Cơm trắng cho vào khuôn ép thành các hình ngộ nghĩnh.
Một thực đơn của em bé 9 tháng ăn dặm tự chỉ huy
>>> Tham khảo các dụng cụ chế biến ăn dặm cần thiết cho bé như:
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng trong 1 tuần giúp phát triển toàn diện.
Thứ Giờ ăn |
Thứ 2 |
Thứ 3 |
Thứ 4 |
Thứ 5 |
Thứ 6 |
Thứ 7 |
Chủ nhật |
7h00 |
Cháo sườn non ngũ hạt |
Cháo thịt bò khoai tây |
Cháo gà bí đỏ, hạt sen |
Cháo thăn heo rau mồng tơi |
Cháo chim bồ câu bí đỏ |
Chá vịt tiềm đậu xanh |
Cháo cá hồi cải bó xôi |
9h00 |
Ăn sữa |
Chuối nghiền mix sữa công thức |
Ăn sữa |
Xoài xay |
Ăn sữa |
Táo xay |
Ăn sữa |
11h00 |
Cháo thịt heo rau ngót |
Cháo cá rau cải |
Cháo bí đỏ hầm xương |
Cháo tôm rau ngót |
Cháo tim heo củ dền |
Cháo cá rau mồng tơi |
Cháo gà hạt sen |
15h00 |
Đậu hũ non mix đu đủ |
Ăn sữa |
Kiwi xay |
Ăn sữa |
Bơ nghiền mix sữa công thức |
Ăn sữa |
Đậu hũ non mix xoài |
17h00 |
Cháo lươn rau mồng tơi |
Cháo thịt heo cải bó xôi |
Cháo cua rau cải |
Cháo vịt đậu xanh |
Cháo sườn non cà rốt |
Cháo thịt bò bí đỏ |
Cháo cá chép rau đay |
19h00 |
Ăn sữa |
Ăn sữa |
Ăn sữa |
Ăn sữa |
Ăn sữa |
Ăn sữa |
Ăn sữa |
Một số lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
Tăng độ thô của thức ăn:
Trẻ từ 9 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng và có thể tập nhai nên các bậc cha mẹ có thể tăng độ thô của đồ ăn lên mà không cần xay nhuyễn như trước. Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên cho con tập cho con ăn bốc với các thực phẩm như rau, củ, hoa quả…..như vậy sẽ giúp trẻ khám phá mùi vị của thức ăn và khuyến khích trẻ tập nhai. Trẻ cũng sẽ cảm thấy thích thú hơn với bữa ăn và sẽ ăn ngon miệng hơn. Cha mẹ cũng nên chú ý về độ thô của thực phẩm cho trẻ tập nhai để tránh trường hợp trẻ bị hóc.
Thường xuyên thay đổi thực đơn:
Thực đơn dinh dưỡng của trẻ cũng cần phải thay đổi luân phiên thường xuyên đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ và để trẻ cảm thấy hứng thú hơn mỗi bữa ăn. Tăng cường bổ xung các thực phẩm chứa kẽm, sắt trong thực đơn như thịt đỏ, hàu, tôm, gan động vật…
Hình ảnh bé ăn dặm hợp tác
Một số thực phẩm nên tránh:
Có một số loại thực phẩm mà trẻ 9 tháng chưa ăn được vì nó nguy cơ gây dị ứng cao như sữa tươi, các loại hải sản có vỏ cứng như cua,sò, lòng trắng trứng….
Bổ sung lượng nước phù hợp:
Trẻ 9 tháng tuổi sẽ có nhu cầu bổ xung nước nhiều hơn các tháng trước do lượng thức ăn trẻ ăn đã phong phú hơn. Vậy nên cha mẹ cũng cần chú ý bổ xung nước đầy đủ cho con. Việc bổ xung nước đầy đủ cũng giúp giảm các triệu chứng táo bón ở trẻ.
Trên đây là một số thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi giúp tăng cân, phát triển toàn diện. Cùng với đó là cách chế biến cực đơn giản. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho quá trình chăm sóc con của các mẹ trở nên hiệu quả hơn.
Để lại bình luận, đánh giá cho bài viết này